Sản phẩmChất lượng
Hàng luônSẵn có
Giá bántốt nhất
Vận chuyểnmiễn phí
Thanh toánkhi nhận hàng
Lắp đặtmiễn phí
Bảo hành2 đến 5 năm
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
skype
0962172020
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
skype
0962172020
Đối tác
Thống kê truy cập
TƯ VẤN CHỌN HÀNG

Tư vấn lựa chọn đèn LED phù hợp và tiết kiệm điện nhất cho ngôi nhà của bạn

Để chọn đúng loại đèn và ánh sáng phù hợp, chúng ta cần biết sơ những yếu tố đặc trưng của Đèn LED nhé

Phương thức chiếu sáng:

Đèn LED sử dụng các con chip LED phát sáng mà không cần qua bộ lọc màu nào, cơ chế của chip LED tương tự như cách chiếu sáng của Đom Đóm. Điều này giúp cho đèn LED có thể tiêu thụ ít điện năng hơn cách chiếu sáng của sợi đốt và bột huỳnh quang.

Thời gian Bật / Tắt:

Vì đèn LED sử dụng các con chip LED và không qua bộ lọc hoặc đốt nóng nên đèn có thể chiếu sáng ngay khi Bật công tắc. Chip LED sẽ sáng tức thì, không có độ trễ như bóng sợi đốt và huỳnh quang. Đèn LED thông thường có thể đạt độ sáng tối đa trong vòng micro giây.

Hiệu suất tiêu thụ:

Một chip LED có thể đạt độ sáng tới 90 - 112 Lumen trên 1W (Lumen là đơn vị đo độ sáng) . Với bóng sợi đốt thì đặt 10-17 Lumen / W, nghĩa là bóng sợi đốt cần 9 - 12W để đạt hiệu suất như bóng LED. Còn với bóng đèn huỳnh quang là 40-70 lumen / W.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của LED thường khá cao, thường từ 35.000 tới 50.000 giờ (tính đến khi LED còn lại 70% độ sáng ban đầu, lúc này LED vẫn có thể được sử dụng, thời gian đến khi nó hỏng thì còn lâu hơn) Bóng đèn huỳnh quang thông thường có tuổi thọ từ 10.000 tới 15.000 giờ, phụ thuộc vào điều kiện sử dụng (nếu bật tắt nhiều thì tuổi thọ ngắn đi, LED không bị vậy). Đèn dây tóc tuổi thọ khoảng 1000 - 2000 giờ.

 

Sau đây, chúng ta cùng phân tích để chọn được loại đèn LED thích hợp dựa trên các yếu tốt sau: Loại chip LED, driver (bộ nguồn), bộ tản nhiệt, khả năng hiển thị màu sắc (CRI), Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/W)

1. Chọn loại chip LED của các hãng nổi tiếng

Trên thế giới có khoảng hơn 10 nhà sản xuất Chip LED nhưng nổi tiếng: Philips (Hà Lan), OSRAM (Đức), Sam Sung, EPIstar (Trung Quốc),.... Các loại không chỉ quyết định bộ bền mà còn quyết định cả giá thành của đèn LED, vì vậy mà các công ty Trung Quốc mua về sản xuất chip LED chất lượng thấp, nên giá cũng thấp, vì vậy mà chất lượng cũng giảm theo.

Trong tương lai, các hãng sản xuất lớn như Philips, OSRAM, Sam Sung sẽ phát triễn công nghệ LED để đèn có tuổi thọ cao và giá thành sẽ giảm hơn so với hiện tại.

2. Driver (bộ nguồn) không tốt sẽ dẫn đèn ánh sáng không đều

Driver là bộ phận biến đổi AC thành DC để cung cấp cho chip LED, vì chip LED sử dụng dòng điện thấp nên cần Driver để chuyên đổi dòng điện. Nếu Driver làm sơ sài, các bạn sẽ thấy đèn LED hơi nhấp nháy, cái này thực ra khó nhìn bằng mắt thường, nhưng bạn có thể quan sát qua camera điện thoại chẳng hạn.Chúng ta có thể sử dụng máy đo, bạn sẽ nhìn thấy sóng xung đầu ra của mạch chuyển đổi như thế nào, cách này thì chuyên nghiệp hơn.

Các bộ Driver không có xuất xứ rõ ràng thường có thiết kế sơ xài và sử dụng ít linh kiên hơn. Do vậy mà hiệu suất không cao, đồng thời dòng ra bị không đều. Họ có thể không sử dụng linh kiện bảo vệ để ngắt mạch khi quá áp hoặc sự cố, dẫn đến Driver rất dễ cháy nổ.

Lưu ý là Driver cũng toả nhiệt và cũng phải tản nhiệt cho nó, nếu tản nhiệt không tốt và không có bộ bảo vệ thì khả năng cháy nổ là cao. Đó cũng là một trong số các rủi ro khi sử dụng hàng giá thấp. Cũng cần hiểu cho nhà sản xuất là với giá bán ra thấp nhà sản xuất sẽ không đủ chi phí, họ sẽ phải tìm cách bớt linh kiện để kiếm lời.

3. Bộ tản nhiệt giúp giảm nhiệt và tăng tuổi thọ của đèn LED

Dù cho chip LED tiêu thụ ít điện năng hơn, không đốt nóng như sợi đốt nhưng chip LED cũng sử dụng nguồn điện nên ít nhiều cũng phát ra nhiệt. Chip LED cũng cần bộ nguồn (driver) nên cũng phát nhiệt. Vì vậy, bộ tản nhiệt tốt cũng làm tăng tuổi thọ của đèn. 

Khi bạn xem đèn LED, hãy xem cánh tản nhiệt của đèn có dày không, nếu cánh tản nhiệt mỏng sẽ có bề mặt tản nhiệt lớn với trọng lượng nhỏ, tuy nhiên cánh tản nhiệt cũng như kênh dẫn nhiệt từ chip LED ra ngoài, do đó nếu kênh hẹp thì nhiệt sẽ không bị kéo ra ngoài kịp, dẫn đến chip sẽ bị quá nhiệt.

4. Khả năng hiển thị màu sắc tốt (CRI - Chỉ số hoàn màu)

Chỉ số này cho biết ánh sáng của đèn có thể hiển thị màu sắc chính xác hay không. Chỉ số này đo mức độ trung thực của màu sắc của một bảng màu chuẩn gồm 18 màu dưới nguồn sáng đang được đánh giá và so sánh nó với màu sắc dưới nguồn sáng chuẩn.

Sự khác biệt đó được tính theo % và do đó bạn sẽ thấy giả sử CRI = 80 nghĩa là nguồn sáng đó cho ra màu sắc tương đương 80% của nguồn sáng chuẩn. Tiêu chuẩn Châu Âu quy định nguồn sáng tốt có CRI từ 80 trở lên. CRI trở thành một căn cứ quan trọng đánh giá chất lượng của nguồn sáng nhân tạo bằng cách so sánh nó với nguồn sáng tự nhiên (mặt trời).

Với đèn LED người ta đang nghiên cứu một tiêu chuẩn khác để đánh giá chất lượng ánh sáng tốt hơn. Nhưng hiện nay CRI vẫn là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng đèn LED. Thực tế là để đạt được CRI cao hơn người ta phải hi sinh nhiều thứ: Chip LED phải là loại đắt tiền hơn, đồng thời hiệu suất phát quang cũng bị giảm đi khi CRI tăng lên.

5. Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/W)

Thông số này cho biết độ sáng của đèn, nhiều nhà sản xuất sẽ mập mờ thông số này hoặc không ghi rõ. Một số thường phân biệt đèn bằng công suất tính theo Wat, điều này không chính xác với đèn LED, không nhất thiết đèn LED công suất 20W sẽ sáng hơn 18W do hiệu suất phát quang của đèn LED khác nhau và phụ thuộc vào chip LED.

Bạn lấy số Lumen (Lm) chia cho số Watt (w) sẽ ra hiệu suất phát quang Lumen/W. Chỉ số này càng lớn nghĩa là đèn có hiệu suất phát quang cao hơn. - Tuy nhiên đối với đèn LED, chỉ số này lại cũng không nói lên được bức tranh tổng thể. Lý do là đèn LED là nguồn sáng có hướng, nghĩa là ánh sáng của nó chỉ tập trung vào một hướng, vậy điều quan trọng không phải là nó phát ra bao nhiêu Lumen mà là số Lumen đó có được sử dụng hợp lý hay không. Lúc đó thiết kế của đèn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn.

Ví dụ, nếu bóng đèn truyền thống, toàn bộ lượng ánh sáng sẽ phát ra theo mọi hướng 360 độ theo mọi hướng, điều này thực sự là một sự lãng phí, vì bạn sẽ không muốn ánh sáng từ đèn chiếu thẳng vào mắt bạn, cũng không muốn nó chiếu lên trần nhà nơi không cần đến ánh sáng, bạn cần nó chiếu xuống bàn làm việc của bạn. Do đó người ta mới sử dụng chụp đèn. Chụp đèn là tốt, vì nó chặn ánh sáng từ đèn khỏi chiếu thẳng vào mắt bạn, giúp bạn không bị loá mắt. Nhưng xét về hiệu quả, bạn có thấy ánh sáng đèn chiếu vào chụp đèn bị lãng phí không.

Do đó đèn LED sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. - Thông thường chip LED càng đắt tiền nó sẽ có hiệu suất phát quang cao hơn. Tuy nhiên cũng cần phải nói, nếu giảm chỉ số CRI thì cũng sẽ có hiệu suất phát quang cao hơn.

Một lời khuyên từ Động Lực Lighting cho bạn: "Hãy lựa chọn đèn có chỉ số CRI > 80 cho chiếu sáng trong nhà. Đừng quá quan tâm tới Lumen, lý do là để đạt được CRI>80 thì bắt buộc phải sử dụng chip đắt tiền, loại rẻ tiền không thể đạt được CRI>80. Lúc này màu sáng của ánh sáng sẽ trung thực hơn, ít gây hại cho măt hơn vì mắt không phải điều tiết nhiều".

Đó là tất cả khái quát vài điều về đèn LED. Nói chung thì nếu bạn sử dụng khoảng 10 giờ/ngày thì bạn có thể thu hồi vốn đầu tư trong vòng từ 1-2 năm do lượng điện năng tiết kiệm được. Nếu là trong sản xuất thì lượng tiết kiệm sẽ lớn hơn nhiều, cụ thể là:

Bóng đèn LED 90W sử dụng để thay thế đèn chiếu sáng công nghiệp công suất 400W,

Đối với dân dụng sử dụng đèn LED tuýp (LEDtube) 1,2 m (công suất 18W) lắp thay thế trực tiếp loại đèn huỳnh quang 1.2 m công suất 47W (40W cho đèn và 7W cho ballast).

^ Về đầu trang